Tượng Đức Phật Bổn sư Thích Ca cao 34cm
Hình ảnh Đức Phật Thích ca ngồi kiết già thiền định trên đài sen Chất liệu Composite Cao: 34cm - Đế sen đường kính 22cm DANH HIỆU Thích Ca Trung Hoa dịch là Năng Nhân . Mâu Ni dịch là Tịch Mặc , nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân mà tâm hồn luôn luôn yên tĩnh LƯ
Tượng Phật Bồ Đề Duyên
@tuongphat_1990Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Hình ảnh Đức Phật Thích ca ngồi kiết già thiền định trên đài sen Chất liệu Composite Cao: 34cm - Đế sen đường kính 22cm DANH HIỆU Thích Ca Trung Hoa dịch là Năng Nhân . Mâu Ni dịch là Tịch Mặc , nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân mà tâm hồn luôn luôn yên tĩnh LƯỢC SỬ Trước đây trên 25 thế kỷ , ở Ấn Độ có vị Thánh xuất thế , đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi ấy xã hội Ấn Độ chia làm 4 đẳng cấp : Bà-la-môn (Barhmanes) , Sát-đế-lỵ (kastryas) , Phệ-xá (Vaisyas) và Thủ-đà (Soudas) , đức Phật Thích Ca sanh trong dòng quý tộc thuộc đẳng cấp thứ 2 . Thân sinh ngài là vua Tịnh Phạm (Suddodhana) và than mẫu là hoàng hậu Ma-gia (Maya) , ở thành Ca-tỳ-la (Kapilavatsu) . Ngài giáng sanh vào ngày trăng tròn , tháng 2 Ấn Độ , nhằm ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch Trung Hoa . Tên ngài Sĩ-đạt-ta (Sidhartha) . Ra đời chưa đầy một tháng , ngài đã mồ côi mẹ , nhờ di mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành . Năm 19 tuổi ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy hoc đạo . tương truyền trước khi xuất gia , ngài đã dạo chơi bốn cửa thành thấy cảnh sanh , già , bệnh , chết . từ đó ngài ôm lòng thương cảm vô hạn , quyết tìm con đường giải thoát cho mình và tất cả chúng sanh . Vì thế ngài cương quyết ruồng bỏ ngai vàng và mọi lạc thú ở đời , xuất gia tầm đạo , mặc dầu có lắm người hết lời khuyên nhủ can ngăn . Sau khi xuất gia ngài lê bước khắp nơi tìm thầy học đạo . ngài đã từng tham học với hai vị sư trứ danh đương thời la A-la-lã-ca-lan (Arlah-kalama) và Uất-đà-già-la-ma (Udraka-kamapu-tar) . Nhưng xét đến kết quả đạo lý của họ đều không làm cho ngài thỏa mãn . Sau đó ngài từ giã họ vào rừng sâu tu khổ hạnh sáu năm , mỗi ngày chỉ ăn uống chút ít đủ duy trì mạng sống , nhưng rốt cuộc cũng chẳng đem lại kết quả gì . Cuối cùng nhận thấy phương pháp khổ hạnh không phải là con đường chân chánh , ngài liền từ bỏ nó , trở lại lối sống bình thường , vận dụng tâm trí quán sát tướng chân thật của vũ trụ . Một hôm ngày thứ 49 ở dưới cội Bồ-đề , ngài bừng ngộ thấy rõ chân lý của cuộc đời , biết được mọi người đều có đủ khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi .Sau khi đã chứng đạo , ngài không ấp ủ tư lợi riêng mình , liền nhập thế phổ độ chúng sanh . Từ đó ngài du hành thuyết pháp suốt 49 năm , chu du đến 1/3 xứ Ấn Độ . Những môn đồ được ngài giáo hóa đông vô kể . Nơi ngài thường đến và thường lưu trú là thành Vương Xá (Rajagrha) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) , thành Phệ-xá-ly (Vesali) , thành Xá-vệ (Shavasti) nước Câu-tát-la (kosala) . Năm 80 tuổi nơi rừng Ta-la song thọ (sala) ngoài thành Câu-thi (Kusin-agara) , sau buổi thuyết pháp cuối cùng , ngài vào Niết-bàn (Nibbna)