Thùng nuôi trùn EcoBox, thùng nuôi trùn quế (Green City)-MỖI ĐƠN VUI LÒNG CHỈ ĐẶT TỐI ĐA 2 THÙNG
Thùng nuôi trùn Eco Box, thùng nuôi trùn quế (MỖI ĐƠN VUI LÒNG CHỈ ĐẶT TỐI ĐA 2 THÙNG) =========================== - Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ và nước tưới - Thiết kế đặc thù để nuôi trùn dễ dàng, thoáng khí, đẹp mắt - Ủ rác hữu cơ – xủ lý tới 80 kg rác hữu cơ
Green City
@greencityshopĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Thùng nuôi trùn Eco Box, thùng nuôi trùn quế (MỖI ĐƠN VUI LÒNG CHỈ ĐẶT TỐI ĐA 2 THÙNG) =========================== - Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ và nước tưới - Thiết kế đặc thù để nuôi trùn dễ dàng, thoáng khí, đẹp mắt - Ủ rác hữu cơ – xủ lý tới 80 kg rác hữu cơ/tháng - Làm chậu Earthbox trồng cây dây leo - Làm từ nhựa PP chống co bền > 10 năm =========================== Thông Số Kỹ Thuật - Dài – Rộng – Cao: 48 x 48 x 59 (cm) - Chất liệu: Nhựa PP chống co - Độ bền > 10 năm ============================ Tiêu Chuẩn Thùng Nuôi Trùn Quế - Độ thoáng bề mặt thùng lớn (đủ rộng, không sâu) - Đối lưu không khí để thoáng khí, giàu oxi và thoát nhiệt. - Thoát nước tốt, ngăn cản thiên địch (chuột, kiến, dễ trũi…) - Thu dịch trùn dễ dàng, ngăn cản nước mưa vào thùng. - Có hệ thống giúp người nuôi thực hiện giảm nhiệt mùa hè - Đẹp và bền với thời gian. ============================ Cho ăn vừa đủ - Thức ăn: rác tươi (70%), rác khô (30%) băm nhỏ - Rác phủ tối đa 50% bề mặt thùng. Ăn trong 03 ngày là hết - Đặt thùng ở nơi râm mát, thoáng khí - Trùn sợ nhiệt độ cao (>35 độ), sợ ánh sáng và sợ thiếu khí. Nếu đặt sân thượng phải đặt chỗ mát, bóng cây … - Giữ độ ẩm vừa phải - Sinh khối bóp tay ướt mà không chảy nước là OK. - Nếu khô thì phun thêm ít nước, nếu ướt rắc thêm ít giấy khô, mùn sơ dừa … - Thu phân, tạo nền mới, tách đàn - Khi sinh khối gần chạm ống thở thì chúng ta tiến hành 3 việc: Thu phân, tạo chất nền mới và tách đàn. ============================= Hướng dẫn nuôi trùn quế tại nhà 1. Thức ăn và cách cho ăn khi nuôi trùn tại nhà TRÁNH thịt cá mắm muối, đồ nấu chín, vỏ các loại quả có tinh dầu như bưởi, cam, quýt. ============== 2. Tạo nền nuôi ban đầu và chế biến rác thành thức ăn cho trùn 2.1. Tạo nền nuôi ban đầu Lót 1 lớp lưới (kèm theo thùng) xuống đáy thùng để thùng thoát nước tốt hơn. Dùng mụn sơ dừa ngâm nước vắt kiệt (thường dùng 1 bánh sơ dừa ngâm 1lít nước) + ít giấy vụn, lá khô, 1 ít vỏ trứng nghiền nhỏ (nếu có) rồi rải 1 lớp dày 5-6 cm vào đáy thùng. Sau đó thả trùn sinh khối lên. Rải thêm 1 ít rác hữu cơ băm nhỏ (ủ rồi càng tốt – xem mục 2.3) phủ tối đa 1/3 bề mặt thùng nuôi. ============================== 2.2. Chế biến nghiệp dư, không cần men ủ Chỉ cần băm nhỏ rác, thậm chí không cần băm mà thả trực tiếp cho trùn ăn luôn, công việc của trùn quế là tự xử lý rác thải, tự ăn trong mức độ xử lý. Ưu điểm: Không tốn công, tốn sức. Nhược điểm: Trùn lâu phân hủy rác, có thể sẽ hơi có mùi nhẹ khi rác phân hủy, trùn ăn rác chậm hơn, chậm phát triển hơn. ============================ 2.3. Chế biến chuyên nghiệp (Sử dụng men Emuniv ủ rác chuyên dụng) Băm nhỏ rác, càng nhỏ càng tốt, rồi thả vào 1 cái xô (khoảng 8-10 lít) tùy quy mô nuôi trùn. Rắc ít men ủ vi sinh vào rác trộn đều, rồi đậy nắp xô tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3-5 ngày ủ thì bốc rác đó cho trùn ăn là OK. Ưu điểm, nhược điểm ngược lại với cách 2.2. ============================ #thungnuoitrunque #Thùng_nuôi_trùn #Thùng_nuôi _trùn_Eco_Box #thungurac #Thùng_ủ_rác #Thùng_nuôi_sinh_khối_trùn
Sản Phẩm Tương Tự
Phao Lọc Rác Máy Giặt Giúp Giữ Lại Cặn Xà Phòng, Sợi Bông, Tóc Hiệu Quả
9.490₫
Đã bán 14
Thìa Dĩa Mạ Vàng Cán Sứ Xanh Nĩa Ân Trái Cây Uống Cà Phê KT:15cm Jodily StarHome
13.140₫
Đã bán 21