Sách - Luật Nuôi Con Nuôi
Sách - Luật Nuôi Con Nuôi
1 / 1

Sách - Luật Nuôi Con Nuôi

5.0
1 đánh giá
5 đã bán

Luật Nuôi Con Nuôi Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật nuôi con nuôi, Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy địn

35.000₫
-40%
21.000
Share:
Nhà Sách Phương Nhâm

Nhà Sách Phương Nhâm

@nsphuongnham
4.9/5

Đánh giá

32.569

Theo Dõi

955

Nhận xét

Luật Nuôi Con Nuôi Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật nuôi con nuôi, Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi và cha mẹ đẻ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc nuôi con nuôi. Điều 2. Mục đích nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. 2. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. 3. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. 4. Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam. 5. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. 6. Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được. 7. Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ. 8. Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. 9. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. 10. Cơ sở nuôi dưỡng là cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Điều 4. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi 1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. 2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. 3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước. Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế 1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây: a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. 2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất. Nhiều tác giả Bìa mềm Kích thước 13 x 19 Số trang 112 NXB Lao Động Năm 2023

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

An Phước Books

Sản Phẩm Tương Tự