Những Trích Đoạn Của Các Anh - Phan Thúy Hà - (bìa mềm)
1 / 1

Những Trích Đoạn Của Các Anh - Phan Thúy Hà - (bìa mềm)

5.0
2 đánh giá
11 đã bán

"Hàng xóm tôi có một ông lính chống Pháp, 90 tuổi rồi. Ông hay sưu tầm các bài thuốc dân gian, viết vào cuốn sổ, rồi ghi “lưu hành nội bộ”. Ông bảo tôi, già rồi đừng nghĩ về quá khứ làm gì cho mất ăn mất ngủ, có hại cho sức khỏe, hãy nghĩ về tương lai. Ông ấy nói cũng

120.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

"Hàng xóm tôi có một ông lính chống Pháp, 90 tuổi rồi. Ông hay sưu tầm các bài thuốc dân gian, viết vào cuốn sổ, rồi ghi “lưu hành nội bộ”. Ông bảo tôi, già rồi đừng nghĩ về quá khứ làm gì cho mất ăn mất ngủ, có hại cho sức khỏe, hãy nghĩ về tương lai. Ông ấy nói cũng phải, nhưng tôi thì không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ, nghĩ về tương lai thì phải nói cho lớp trẻ hiểu về quá khứ.” —- Bác là một lính cối. Bị điếc đã hai chục năm. Mất thính lực hoàn toàn chứ không phải một phần. Nói chuyện với bác bằng cách viết ra giấy. Bác cầm cuốn sổ lên đọc câu hỏi, thả cuốn sổ xuống bàn, bắt đầu trả lời. Trong phòng khách chỉ có mình và bác. Một người chỉ nói. Một người chỉ viết. Giống như câm và điếc đang nói chuyện với nhau. Bác hay khóc. Trong một buổi chiều nói chuyện mà bác khóc ba lần. Khóc xong bác lại xin lỗi. ——- Mình đưa ảnh bác lên xem có anh lính nào nhận ra thủ trưởng không. Có ký ức chiến trường của thủ trưởng trong cuốn sách Những trích đoạn. Mua sách đọc rồi báo thủ trưởng biết, chắc là ông vui lắm đấy. ”Tôi không có tuổi thơ. Mỗi khi nghĩ về nó tôi lại nhẩm hát Nhanh bước nhanh nhi đồng. Lớn lên, đi hoạt động, ở mỗi nơi tôi thích một bài hát. Tôi thuộc bài hát Vàm cỏ đông và bài Rặng trâm bầ” Những năm gần đây,đề tài văn học về chiến tranh, hình như đang không còn được lớp nhà văn lớn lên sau 1975 quan tâm, kể cả các nhà văn đang mặc áo lính. Mấy cuốn được chú ý đều là của các cựu chiến binh Nguyễn Bảo,Vũ Công Chiến, Đoàn Minh Tuấn, Trung Sĩ, Lê Minh Quốc, Sương Nguyệt Minh…Vậy mà có một cây bút nữ, sinh ra ở một vùng quê Miền Trung, vào những ngày chiến tranh kết thúc, nói như một nhân vật trong Con đường đau khổ, Đây là thời điểm : Năm tháng trôi qua, các cuộc chiến tranh đã chấm dưt, các cuộc cách mạng đã thôi gầm lên bão táp.Nhưng lớn dần lên trong cuộc sống hòa bình,co ngày càng nhận ra, vùi dưới lớp tro nguội của những bếp lửa ngày thường ngỡ là bình yên, còn ủ đấu trong nó những vỉa quặng tụ kết mài, không thể nào tan, đang có nguy cơ đầu độc cuộc sống hiện tại không chỉ của một vài người, mà của cả một bộ phận khá đông những con người đã sống sót qua bao nhiêu cơn bão lớn đã càn qua mọi miền quê. Thế là bắt đầu từ nhà mình, từ hàng xóm gần rồi xa, cô bé cứ lân la gợi hỏi,chẳng dễ dàng gì, chẳng biết có bí quyết gì, mà những người vốn một đời quyết giử kín những điều sống để dạ, chết mang theo cứ lần lượt xưng tội với một người xa lạ. Không xinh tươi, không khéo ăn khéo nói, lại chẳng có chút tài năng sáng tạo, tưởng tượng hư cấu để mộng thành nhà văn, cứ nghe rồi ghi, có ý thức chọn lựa, cắt cúp để trang ghi sáng hơn nhiều trang đời thực. Hơn một lần đã muốn dừng lại, vậy mà rồi, Phan Thúy Hà đã tự in, tự phát hành được đến cuốn thứ 5 : Nhưng trích đoạn của các anh. Tôi chắc Phan Thúy Hà không biết, càng không nghĩ , bằng những trang ghi không có ý định làm văn ấy, nữ tác giả đã tìm ra một con đường riêng : khai thác nhanh những mỏ quặng thô sắp bị thơì gian biến thành tro bụi : Ký ức của nhiều lớp, nhiều loại người từng sống trong một thời đoạn biến động của đất nước, trong hơn nửa thế kỷ qua. La một người lính , đã từng ra mặt trận, đã đọc không ít sách viết về chiién tranh, tôi tin cũng như tôi, mọi cựu chiến binh vẫn bất ngờ khi đọc 12 trích đoạn trong chưa đầy 300 trang của cuốn sách mới. Đúng là Trích đoạn bởi những người lính ở đây chỉ kể về một đoạn trong cuộc đời tham gia chiến đấu của họ. Người ta nói, may mắn cho những người lính đã trở về sau chiến tranh. Nhưng điều đó không hẳn đã đúng với một số người; Những người bị bắt, sau khi tra tấn để khai thác, chữa lành thương tật, bị đưa ra Phú Quốc giam giử. Sau 1973. Rồi 1975 được trao trả, giải phóng. Về quê, khi những bạn cùng đi không trở về, đã là một nỗi khổ. Nhục hơn, khi bị bắt, rồi trở về. Bao nhiêu sự nghi ngờ , không cho giải tỏa. Một số phải bỏ quê mà đi. Văn chương lâu nay quen nói đến những chiến thắng giòn giả. Nào hay, có biết bao nhiêu đơn vị bị xóa sổ, ghép vá sau những trận không thắng. Bộ binh, công binh, lính lái xe tăng , trinh sát kỹ thuật,đặc công …đều có những phần đời mà người đời chưa hề nghĩ là từng có.Bao nhiêu trường hợp éo le, oan khuất, bi thảm được kể lại, mà không một chút than vãn, oán thán. Như họ cam phận, đã mang nghiệp người lính chết có thể không phải ai cũng xanh cỏ ( vì không phải ai cũng có mộ ) , mà sống vê, không phải ai cũng đỏ ngực ( Huân, huy chương ).Cách tiếp cận những số phận cụ thể, những câu chuyện cụ thể, những sự thật mà từng người lính trãi nghiệm, làm cho nội hàm cũng như ngoại diên hiện thực chiến tranh, ở cả hai phía, hiện ra như một thế giới mênh mông. Bởi nó cuốn theo hàng triệu hàng chục triệu người, mà tính cách, số phận, không ai giống ai, cái sống, cái chết, cách sống, cách chết cũng không ai giống ai.Đây là lối đi giúp cho người đọc tiếp cận nhiều góc khuất của chiến tranh, mà những tác phẩm văn học,do nhu cầu hư cấu, khái quát, điển hình hóa đã bỏ qua. Nếu những tác phẩm thành công về chiến tranh và cách mạng đã làm nên một đại lộ lớn hoành tráng,như những bản giao hưởng, thì bằng những mẫu ghi chép nhỏ, mà tính chân thực được bảo đảm bằng những cuộc đời cụ thể, Phan Thúy Hà đã tạo nên những khúc bolero đằm thắm tình người. Dẫu có tự coi là những gì ghi lại nằm ngoài Đại lộ văn chương, thì những góc khuất cuộc đời trong những trang sách Phan Thúy Hà là một quá khứ đã tồn tại thật. Những gì đã viết, đã in, mới chỉ là những Trích đoạn được Tự biên tập & biên tập để có thể xuất bản. Là một người lính gia, bằng lòng cảm phục & Khâm phục, tôi chỉ mong Phan Thúy Hà gắng thể hiện ra giấy những gì đã có tư liệu. Càng sớm càng tốt. Ngày trước, nhà văn Nguyễn Khải hay dặn chúng tôi, những gì đang có thì gắng viết trước tuổi 50. Bởi sau đó, có thể khôn khéo, trau chuốt hơn, nhưng văn chương đã mất đi cái hương, cái duyên làm say đắm người đọc. Và quan trọng hơn, là những gì ngỡ là không thể viết ra, khi thể hiện được, còn có lớp lính già qua trận mạc chúng tôi sẳn sàng làm nhân chứng , bảo lãnh cho sự tồn tại của từng trang viết. Đi tiếp , láng nghe và viết tiếp đi nhé. Đừng để những gì liên quan đến những phần đời quý giá của bất cứ ai bị lãng quên. Không quên nhữngngười đã chết, và cả những người đã sống với muôn ngàn tâm thế và số phận khác nhau,để nhắc những ai được sống sung sướng, hạnh phúc hôm nay và mai sau, sống sao cho có trách nhiệm, biết bao dung, độ lượng để không dìm nhau trong những cuộc giao tranh mà người thắng cũng như người thua đều có cảm giác như Nguyễn Duy đã tổng kết : Nghĩ cho cùng, trong mọi cuộc chiến tranh/ Bên nào thắng thì nhân dân cũng …bại. Đêm 1 -7-2021 NGÔ THẢO NHỮNG TRÍCH ĐOẠN CỦA CHIẾN TRANH Trải nghiệm chiến tranh của người lính không phải bao giờ cũng giống như những gì chúng ta được biết qua báo chí cùng những khúc tráng ca được học trong các giảng đường. "Những Trích Đoạn Của Các Anh" chính là những trích đoạn của chiến tranh, phần chúng ta chưa từng nghe nói đến. Ở đây, có những trích đoạn rất thật về "đánh Mỹ", có những trích đoạn đau đớn ở Củ Chi, ở Quảng Trị. Có những khoảnh khắc nhiều dự cảm trong ngày tưởng như đã hòa bình. Tôi có cảm giác như Phan Thúy Hà không phải đang viết mà đang giữ máy quay phim giữa hai làn đạn, ghi lại một cách chân thực nhất sự khốc liệt của chiến tranh. Cũng như nhà thơ Nguyễn Duy, Phan Thúy Hà không "chia phe nhân dân". Những câu chuyện trong các cuốn sách của cô, dù viết về bộ đội miền Bắc hay những người lính miền Nam, đều không phải từ góc độ địch - ta mà từ thân phận nhân dân, dân Việt. Những người lính, thay vì không hình hài, vô danh tính trong các "thua đau" hay "chiến thắng", mồn một trong mắt cô, lặng lẽ mà ám ảnh. Không có huân chương nào làm lắng dịu được những sang chấn trong lòng họ. Và khi gấp sách, điều còn lại là nỗi day dứt về chiến tranh, day dứt trong lòng những ai vẫn tâm tư như những con người. Trong một không gian văn hóa mà tiểu thuyết, truyện ngắn vẫn thường được đặt ở chiếu trên và mới được coi là "văn", việc Phan Thúy Hà kiên trì với thể loại phi hư cấu thật là bản lĩnh. Không có sáng tác nào có thể chạm được tới tận cùng cảm xúc của người lính khi cận kề cái chết. Tôi có cảm giác như Phan Thúy Hà đã phải vận dụng hết tài năng văn chương để giấu văn chương. Để, những gì khiến ta phải ngồi yên hàng giờ sau khi gấp sách không còn là của Phan Thúy Hà mà chỉ là "Những Trích Đoạn của Các Anh", những trích đoạn của chiến tranh. ~TRƯƠNG HUY SANGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan