Dây GARO vải lấy máu, dùng trong bệnh viện, spa, phòng khám
Dùng để thắt mạch, hỗ trợ việc tìm mạch máu dễ dàng hơn Cầm máu tạm thời trong sơ cấp cứu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Đặt dây garo ở bộ phận cần thắt mạch và thắt dây chặt cho đến khi phát hiện được mạch máu LƯU Ý KHI SỬ DỤNG: Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch m
Y khoa Thiện Phúc
@ykhoathienphucĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Dùng để thắt mạch, hỗ trợ việc tìm mạch máu dễ dàng hơn Cầm máu tạm thời trong sơ cấp cứu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: Đặt dây garo ở bộ phận cần thắt mạch và thắt dây chặt cho đến khi phát hiện được mạch máu LƯU Ý KHI SỬ DỤNG: Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép. Một ga-rô thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại. Khi quyết định làm ga-rô, người làm cấp cứu cần ý thức được rằng việc này có thể dẫn tới cắt cụt phần chi ở dưới garô, vì đoạn chi này sẽ chết hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá 60-90 phút. Bởi thế, khi làm ga-rô, bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau: Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. Tuyệt đối không để ống quần, tay áo hay vật gì khác che lấp ga-rô, làm cho người vận chuyển và tuyến sau khó thấy, có thể bỏ qua không xử lý ưu tiên. Người bị đặt ga-rô phải được nhanh chóng chuyển về tuyến sau. Trên đường vận chuyển, cứ 1 giờ phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá 3-4 giờ. Việc nới ga-rô phải rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân, tình hình chảy máu ở vết thương, mạch và sắc đoạn chi phía dưới. Khi nới ga-rô được khoảng 4-5 phút hoặc thấy bệnh nhân biến sắc, máu chảy nhiều thì phải thít chặt garô lại ngay. Khi đặt lại ga-rô, không được buộc chỗ cũ mà lên hoặc xuống một ít. Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô: Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô lần một, giờ nới ga-rô lần hai, họ tên bệnh nhân. Cần có ký hiệu bằng dải vải đỏ cài vào túi áo trên bên trái (đó là ký hiệu cho những bệnh nhân cần chuyển nhanh và xử trí khẩn cấp).