cây Đại Bi tươi làm thuốc và làm giống
Thành phần hóa học Toàn thân cây Đại bi có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất có tên: Vitamin C, Protit, lipit, xenluloza, caroten, anxi, Fe. Lá dược liệu chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó thành phần chủ yếu là D-borneol, cineol, limonen, L-camphor, acidmyristic
Thành phần hóa học Toàn thân cây Đại bi có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất có tên: Vitamin C, Protit, lipit, xenluloza, caroten, anxi, Fe. Lá dược liệu chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó thành phần chủ yếu là D-borneol, cineol, limonen, L-camphor, acidmyristic, aicd palmitic và sesquiterpen alcol. Borneol là thành phần chính của hoa dược liệu (mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi). Đây là một chất có tinh thể óng ánh và có màu trắng như hoa mai. Tác dụng dược lý Theo nghiên cứu dược lý hiện đại Điều trị gai cột sống, đau nhức xương khớp Điều trị sốt, cảm mạo Điều trị bí tiểu Tăng cường hệ tiêu hóa Kháng khuẩn, chống nấm Làm giảm đau. Theo Y học cổ truyền Cây Đại bi có tác dụng điều trị những bệnh lý sau: Viêm họng, long đờm Cảm cúm, ho, sổ mũi Đau ngực, đau bụng, co thắt, đau dạ dày, chân răng loét, đau răng Đi ngoài có phân lỏng, đầy bụng khó tiêu Đau lưng, đau bụng sau khi sinh, sản hậu Viêm mủ da, ngứa da Dùng ngoài điều trị vết thương, chấn thương Chữa ngất hôn mê, tan máu bầm… Ngoài ra lá dược liệu còn có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, giải nhiệt cơ thể, hạ sốt. Thuốc đắp từ lá cây Đại bi có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Dùng lá dược liệu giã nhỏ trộn chung với rượu có tác dụng làm giảm tình trạng đau khớp, đau cơ. Thuốc sắc lá dược liệu thường được dùng để tắm cho trẻ em và phụ nữ sau sinh. Nước sắc từ lá và rễ dược liệu dùng để hạ sốt, chữa đau dạ dày. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây Đại bi để chữa chứng mất ngủ, bệnh cao huyết áp, thần kinh bị kích thích. Dùng toàn thân hoặc dùng 15 – 30 gram rễ, 6 – 12 lá sắc lấy nước uống. Ở Philippin, dược liệu có tác dụng điều trị sỏi thận, bệnh lỵ, tiêu chảy, long đờm, lợi tiểu, giảm huyết áp. Tính vị Tính mát, hơi đắng. Qui kinh Qui vào hai kinh phế và thận.