Tuổi Trưởng Thành Ở Samoa - Magaret Mead - Phạm Minh Quân dịch - (bìa mềm)
Tuổi Trưởng Thành Ở Samoa - Magaret Mead - Phạm Minh Quân dịch - (bìa mềm)
1 / 1

Tuổi Trưởng Thành Ở Samoa - Magaret Mead - Phạm Minh Quân dịch - (bìa mềm)

0.0
0 đánh giá
3 đã bán

Một tác phẩm kinh điển của ngành Nhân học lần đầu xuất bản ở Việt Nam của nhà nhân loại học văn hóa người Mỹ Magaret Mead. Năm 1925, sau 5 năm học tập, Magaret Mead muốn bước ra khỏi giảng đường và thực hiện công việc nghiên cứu trên thực địa. Cô chọn việc nghiên cứu

180.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

Một tác phẩm kinh điển của ngành Nhân học lần đầu xuất bản ở Việt Nam của nhà nhân loại học văn hóa người Mỹ Magaret Mead. Năm 1925, sau 5 năm học tập, Magaret Mead muốn bước ra khỏi giảng đường và thực hiện công việc nghiên cứu trên thực địa. Cô chọn việc nghiên cứu nền văn hoá Polinêdi - một quần đảo thuộc Nam Thái Bình Dương. Nền văn minh hiện đại đang vươn tới quần đảo này, các tập tục và lối sống của người dân ở đây sớm muộn gì cũng bị biến mất vĩnh viễn, Margaret muốn quan sát và ghi lại chúng trước khi chúng biến mất. Ngày 31/8/1925, bà đến quần đảo Samoa sau cuộc hành trình dài ba nghìn dặm. Quần đảo Samoa ở Nam Thái Bình Dương, cách xích đạo chừng một ngàn dặm về phía Nam. Được khám phá vào thế kỷ 18, quần đảo đã trở thành nơi buôn bán quan trọng, sau này nó trở thành hải cảng tiếp tế cho các tàu ghé vào lấy nhiên liệu và các thứ hậu cần khác. Thiết bị nghiên cứu của Margaret mang theo khá sơ sài: ngoài hành lý cá nhân thì bà chỉ mang theo bút chì, sổ tay, một máy quay phim và một cặp mắt kính dự phòng. Vào thời kỳ đó các nhà khoa học đi nghiên cứu trên thực địa không được huấn luyện các phương pháp quan sát và ghi chép những khám phá của họ. Hoàn toàn bỡ ngỡ nhưng Margaret vẫn cố gắng khắc phục khó khăn này. Nhưng khi đến Pago Pago (thuộc đảo Tutuila) thì bà thất vọng bởi sự du nhập nền văn hoá Mỹ vào quần đảo này đã xoá dần những nét văn hoá bản địa. Phụ nữ ăn mặc không phải là những y phục truyền thống mà là những hàng dệt của Mỹ có sọc vằn “trông gớm ghiếc”. Những ngôi làng nằm dọc theo con đường xe buýt chạy qua bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hàng hoá Mỹ và những du khách. Chúng không thể hiện một hình ảnh tiêu biểu của nền văn hoá bản xứ. Do vậy, Margaret quyết định đi đến đảo Ta’u - một trong ba đảo nhỏ trong quần đảo Manu’a. Mặc dù khí hậu ở Ta’u rất nóng nhưng Margaret rất phấn khởi vì đảo này có vẻ nguyên thuỷ và không bị biến chất như bất cứ vùng nào trên quần đảo Samoa. Bà lao vào quan sát và ghi chép những điệu nhảy của người Polinêdi và dành thì giờ phỏng vấn các thiếu nữ trong làng, trắc nghiệm trí thông minh của họ, ghi lại những kinh nghiệm và lai lịch dòng họ. Bà đã sưu tầm được một kho dự trữ những chi tiết về đời sống của thanh niên đảo Ta’u. Margaret đã hoàn thành công việc và trở về Hoa kỳ vào tháng 5/1926, bà bắt tay vào viết bản báo cáo về công trình nghiên cứu thực địa của mình có tên: “Đạt đến tuổi trưởng thành ở Samoa”. Quyển sách cho mọi người hiểu được tập quán, giới tính và gia đình của các thiếu nữ ở Samoa. Margaret tìm thấy ở Samoa một xã hội mà ở đó cuộc sống thường là ngẫu nhiên và thoải mái. Lớp trẻ Samoa coi tình dục như là một thứ trò chơi, họ phải học tập những kỹ năng của nó và thử nghiệm với nhiều bạn tình càng tốt. Chúng không nghĩ đến tình yêu lãng mạn, chúng không nghĩ về tình dục như là một phương tiện của đàn ông “chinh phục” đàn bà… Cuốn sách của Margaret đã bán rất chạy. Nhiều nhà nhân loại học đánh giá cuốn “Đạt tới tuổi trưởng thành ở Samoa” là một thành công ngoại hạng, họ khâm phục bà trong một thời gian ngắn như vậy đã hoàn thành một khối lượng nghiên cứu đồ sộ. Margaret không có mặt ở Mỹ khi cuốn sách được xuất bản mà lúc này bà đang theo đuổi một đề tài nghiên cứu mới. Đánh giá công lao của Margaret Mead, nhà báo Michael Pollard viết: Cho đến đầu thế kỷ 20, chỉ có một số ít người biết đến những khám phá và những lý thuyết của ngành nhân loại học. Chúng được cất kỹ trong các căn phòng của nhà bảo tàng và được mô tả trong các báo cáo và sổ tay khoa học. Margaret đã mang ngành nhân loại học ra ngoài ngăn kéo các phòng lưu trữ của bảo tàng và làm cho mọi người hiểu được những nét đại cương của đề tài. Bà được đánh giá là nhà nhân loại học vĩ đại nhất Hoa kỳ, đã có công lớn giúp mọi người trên toàn thế giới hiểu biết nền văn hoá của nhau. SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU! Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Song Thuy Bookstore

Ngày xuất bản

2021-01-01 00:00:00

Dịch Giả

Phạm Minh Quân

Loại bìa

Bìa mềm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan