Sách Thần Chú Trong Phật Giáo
Sách Thần Chú Trong Phật Giáo
1 / 1

Sách Thần Chú Trong Phật Giáo

4.9
25 đánh giá
3 đã bán

Mở đầu, Giáo sư Lê Tự Hỷ nói khái quát về thần chú và thần chú trong Phật giáo. Ông cho biết Thần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm. Theo tinh thần của kinh Vệ Đà thì vũ trụ được gọi là Jagat, nghĩa là cái đang c

200.000
Share:
Sáng Tạo Trẻ

Sáng Tạo Trẻ

@sangtaotre
4.9/5

Đánh giá

13.451

Theo Dõi

15.209

Nhận xét

Mở đầu, Giáo sư Lê Tự Hỷ nói khái quát về thần chú và thần chú trong Phật giáo. Ông cho biết Thần chú có nguồn gốc từ Kinh Vệ Đà của đạo Hindu ở Ấn Độ, xuất hiện cách đây khoảng 3500 năm. Theo tinh thần của kinh Vệ Đà thì vũ trụ được gọi là Jagat, nghĩa là cái đang chuyển động, bởi vì mọi sự vật tồn tại được là do sự phối hợp của các lực và chuyển động, và mỗi chuyển động sinh ra dao động và có âm thanh riêng của nó. Theo kinh Vệ Đà, thần chú là dạng âm thanh của một thực thể có năng lực đưa cái thực thể mà nó đại diện vào trong hiện hữu. Nói rộng ra, thần chú là một dạng của lời nói có hoạt tính tâm lý (psychoactive speech) có ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, lên cảm xúc, lên tâm trí của con người và ngay cả trên các quá trình biến đổi vật chất trong tự nhiên. Theo Khanna : Thần chú là những âm tiết tiếng Phạn được viết ra, về cơ bản là “dạng thức có tư duy” tượng trưng cho những tính thần thánh hay năng lực vũ trụ, tác động ảnh hưởng của chúng nhờ những dao động âm thanh. Vì vậy. ở Ấn Độ, trong nghi thức tôn giáo, người ta rất xem trong việc phát âm chính xác câu thần chú theo tiếng Phạn. Tiếp đến, GS đi vào phân tích từ nguyên tiếng Phạn của thần chú là mantra và dhāraṇī . Ông cho rằng, sự phân biệt giữa dhāraṇī và mantra là khó là rạch ròi. Có thể nói rằng tất cả mọi mantra đều là dhāraṇī, nhưng không phải tất cả dhāraṇī đều là mantra. Mantra thường có khuynh hướng ngắn hơn dhāraṇī. “Cả hai dhāraṇī và mantra đều chứa một số phần có âm không thể hiểu như Om, hay Hūm, mà có lẽ đó là lý do khiến một số người xem chúng về cơ bản là vô nghĩa. Mantra dùng riêng cho các nghi thức Phật giáo có tính chất bí mật trong khi dhāranī được thấy dùng trong cả hai nghi thức mật và hiển (công khai)”. GS nói. Nói về thần chú trong Phật giáo, GS cho rằng, Đạo Phật xuất hiện vào khoảng 500 năm trước dương lịch, tức là sau đạo Hindu với Kinh Vệ Đà khoảng 1000 năm. Khi đạo Phật chưa xuất hiện thì thần chú đã được dùng trong Kinh Vệ Đà. Vào thời kỳ đầu của đạo Phật, các Phật tử không chấp nhận sử dụng các thần chú vì thần chú liên kết mật thiết với Kinh Vệ Đà thuộc ngoại đạo đối với Phật giáo. Hơn nữa trong một số thần chú còn có cả những mong cầu thu lợi về vật chất, là điều trái với Phật pháp. Nhưng trong một số kinh thuộc Pāli tạng như Ratana Sutta, Karaṇīyamettā Sutta, và Maṅgala Sutta đều được tụng niệm để bảo vệ những nhà tu khổ hạnh ở nơi hoang vắng tránh khỏi những vọng tưởng xấu, ác, và sự tấn công của thú dữ, rắn,...Đấy được xem như là hình thức sử dụng thần chú đầu tiên trong Phật giáo. GS cũng dẫn chứng, theo Edward Conze , việc sử dụng thần chú trong Phật giáo có thể chia thành 3 giai đoạn : Giai đoạn một: giống như các tín đồ người Ấn độ, các Phật tử dùng mantra như các câu thần chú (spell) bảo hộ để loại trừ các ảnh hưởng ác hại. Giai đoạn hai: Conze lưu ý rằng về sau các thần chú được dùng nhiều hơn để bảo vệ đời sống tinh thần của người trì chú, và các đoạn thần chú bắt đầu được thêm vào trong một số kinh Đại thừa như Pháp Hoa ( Diệu Pháp Liên Hoa Kinh= saddharmapuṇḍarῑka sūtra), và Kinh Lăng Già (Laṅkāvatāra Sūtra). Giai đoạn ba: bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 7, thần chú đạt tới thời kỳ phát triển chính và trở thành môt phương tiện trong việc cứu độ theo khả năng riêng của thần chú. Các kinh dạy nghi thức sử dụng, thực hành thần chú trong Phật giáo Tây Tạng (Tantra) bắt đầu lấy được đà phát huy tác dụng trong thế kỷ thứ 6 và thứ 7, với các dạng thức Phật giáo riêng biệt xuất hiện sớm vào khoảng năm 300 sau dương lịch. Theo GS, thần chú đã trở thành một phần chính yếu trong nghi thức tu tập của Phật giáo mật tông (Esoteric Buddhism), phát xuất từ Kim Cương Thừa (Vajrayāna) tại Ấn Độ và về sau tồn tại phát triển thành Phật giáo Tây Tạng và Chân Ngôn Tông (Shingon) ở Nhật Bản. Chẳng hạn, trong kinh Đại Nhật Như Lai (Mahāvarocana Sūtra) của Chân Ngôn Tông đã giải thích về năng lực của thần chú như sau : “Nhờ lời nguyện ban đầu của các chư Phật và Bồ Tát, mà một thần lực hàm chứa trong những thần chú, cho nên nhờ tụng đọc các thần chú, người ta có được công đức vô lượng”. Còn Phật giáo Kim Cương Thừa (Vajrayāna) ở Tây Tạng ngày nay nguyên ban đầu được đặt tên là Mantrayāna, nghĩa là Thần Chú Thừa, Con Đường Thần Chú, hay Con Đường Tu Dựa Vào Thần Chú(20). Điều nầy chứng tỏ thần chú giữ một vị trí rất quan trọng trong nghi thức tu tập của Phật giáo Tây Tạng. Câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo Tây Tạng, cũng thuộc loại nổi tiếng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo là : Oṃ Maṇi Padme Hūṃ. ------------------------- Tác giả: Lê Tự Hỷ Năm xuất bản: 2020 Số trang: 338 Kích thước: 16 x 24 cm Hình thức: Bìa mềm Nhà xuất bản: Hồng đức Công ty phát hành: Công ty Văn hóa Hương Trang

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

Văn hóa Hương Trang

Năm xuất bản

2020

Sản Phẩm Tương Tự