SÁCH: Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay (Excellence in coaching) - Tác giả Jonathan Passmore
SÁCH: Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay (Excellence in coaching) - Tác giả Jonathan Passmore
SÁCH: Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay (Excellence in coaching) - Tác giả Jonathan Passmore
SÁCH: Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay (Excellence in coaching) - Tác giả Jonathan Passmore
SÁCH: Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay (Excellence in coaching) - Tác giả Jonathan Passmore
1 / 1

SÁCH: Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay (Excellence in coaching) - Tác giả Jonathan Passmore

5.0
16 đánh giá
4 đã bán

NHỮNG MÔ HÌNH COACH THÀNH CÔNG NHẤT HIỆN NAY Tựa gốc: Excellence in coaching Tác giả: Jonathan Passmore SỰ KHÁC NHAU GIỮA LẮNG NGHE (LISTENING) VÀ NGHE (HEARING) TRONG KHAI VẤN LÀ GÌ? “Nghe” là một quá trình sinh lý của việc ghi nhận âm thanh, tức là chỉ đơn giản là

200.000₫
-35%
130.000
Share:
Books City

Books City

@books_city
4.9/5

Đánh giá

1.654

Theo Dõi

1.240

Nhận xét

NHỮNG MÔ HÌNH COACH THÀNH CÔNG NHẤT HIỆN NAY Tựa gốc: Excellence in coaching Tác giả: Jonathan Passmore SỰ KHÁC NHAU GIỮA LẮNG NGHE (LISTENING) VÀ NGHE (HEARING) TRONG KHAI VẤN LÀ GÌ? “Nghe” là một quá trình sinh lý của việc ghi nhận âm thanh, tức là chỉ đơn giản là khả năng nghe, còn “Lắng nghe” là một kỹ năng đòi hỏi quá trình nghe, thấu hiểu thông điệp, thu thập kiến thức và tiếp nhận thông tin, đây là quá trình chủ động. LẮNG NGHE CŨNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG KHAI VẤN. TẠI SAO? Trong huấn luyện, việc có một kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp Coach hiểu rõ về khách hàng, có được sự thấu hiểu và dành trọn vẹn sự chú tâm của mình vào vấn đề của khách hàng để huấn luyện hiệu quả. Jonathan Passmore, tác giả của cuốn “Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay” đã phân loại cách mọi người lắng nghe thành 5 cấp độ. Ông cho rằng chỉ khi đạt được cấp độ 4 hoặc 5, bạn mới có thể khai vấn hiệu quả cho Coachee: Người nói: “Tôi nghĩ chúng ta nên sắp xếp một cuộc họp về vấn đề này bởi vì...” Người nghe: “Phải đó, mà anh có xem tin tức sáng nay chưa?” Người nghe ngăn cản người nói nói hết ý và chuyển sang một chủ đề hoàn toàn khác. Người nói: “Tôi không biết mình nên làm gì để được thăng chức.” Người nghe: “Tôi vừa nộp đơn xin thăng chức đấy!” Trong tình huống này, người nghe đã “cướp” cuộc trò chuyện khi nói về bản thân mình. Người nói: “Tôi không biết nên làm gì để được thăng chức.” Người nghe: “Điều anh nên làm là...” Mặc dù cuộc đối thoại có vẻ đang xoay quanh chủ đề mà người nói đề cập, nhưng người nghe vẫn quyết định phần lớn nội dung. Chưa kể, người nghe có thể đưa lời khuyên sai lầm nếu chưa thực sự hiểu vấn đề mà người nói đang gặp phải. Người nói: “Tôi không biết nên làm gì để được thăng chức.” Người nghe: “Hãy cho tôi biết nhiều hơn...” Cấp độ lắng nghe này khá “xa xỉ” trong xã hội hiện nay, thường ít gặp trong công việc và cuộc sống. Ở cấp độ này, người nghe khuyến khích người nói chia sẻ thêm về chủ đề mà họ đã chọn. Qua nhiều năm nghiên cứu, Nancy Kline – người đạt giải Listener of the Year Award(*) năm 2010 – đã rút ra kết luận rằng: Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng suy nghĩ của một người chính là mức độ chú ý của người đang lắng nghe. Người nói: “Tôi không biết nên làm gì để được thăng chức.” Người nghe: “Hãy cho tôi biết nhiều hơn...” Người nói: “Đầu tiên tôi cần có một cuộc họp với sếp đã, nhưng tôi không tìm ra thời gian rảnh để làm.” Người nghe: “Anh bận chuyện gì à?” Người nói: “Ôi, tôi chẳng biết nữa. Lúc thì tôi bận, lúc thì bà ấy bận. Công việc của tôi thì nhiều đến mức tôi chẳng có thời gian dừng lại để mà nghĩ cách.” Người nghe: “Có điều gì khác đang cản trở anh à?” Người nói: “Thật ra, tôi cứ lần lữa mãi là vì tôi ghét phải hỏi.” Người nghe: “Sao anh lại ghét nó?” Người nói: “Vì tôi sợ bà ấy từ chối.” Chủ động lắng nghe chính là một cách gọi khác của khai vấn. Quá trình suy nghĩ của người nói được trợ giúp bằng những câu hỏi thúc đẩy và đúng trọng tâm. Kết quả của cuộc trao đổi ở Cấp độ 5 là người nói có được một dữ liệu mới: Điều đang cản trở anh ta là nỗi sợ bị từ chối chứ không phải thiếu thời gian. Phiên khai vấn lý tưởng nhất là khi người khai vấn có thể lắng nghe ở Cấp độ 5 suốt mỗi buổi nói chuyện. Nghe có vẻ là một công việc khó khăn, nhưng thực tế lại rất thú vị và tràn đầy năng lượng, giống như cách bạn tính toán phương pháp và thời điểm trả bóng trong một trận bóng đá. LỜI KHEN TẶNG: “Một cuốn sách tuyệt vời! Những mô hình Coach thành công nhất hiện nay xứng đáng là một trong những tài liệu hàng đầu trong lĩnh vực khai vấn, phù hợp cho những ai đang hành nghề lẫn những người đang được đào tạo để trở thành nhà khai vấn chuyên nghiệp trong tương lai.” — Christian J van Nieuwerburgh, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Henley. “Ngày càng nhiều quản lý cấp cao tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia khai vấn để có thể suy nghĩ thấu suốt, đạt được thành tựu và chuyển hướng chính xác. Cuốn sách này vô cùng hữu ích cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực Coaching (khai vấn) – ngành nghề đang phát triển và có tiềm năng vươn xa trong tương lai.” — Greg Parston, Giám đốc tại công ty Accenture. “Cuốn sách cung cấp những góc nhìn đa dạng về chủ đề Coaching, là tập hợp tri thức đến từ những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Giữa rất nhiều những phương pháp đa dạng được đề cập trong cuốn sách này, độc giả sẽ phải tự quyết định đâu là phương pháp thích hợp nhất với nhu cầu của bản thân mình.” — Tạp chí People Management -- Công ty phát hành: Saigon Books Mã sản phẩm: 8935278605713 Nhà xuất bản: NXB Thế Giới Kích thước: 14 x 20.5 cm Số trang: 360 Năm phát hành: 02/2021 Giá bìa: 200.000đ

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhà Phát Hành

Saigon Books

ISBN

SGB

Năm xuất bản

2021

Sản Phẩm Tương Tự