Sách -  {bìa mềm) Triết luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook
Sách -  {bìa mềm) Triết luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook
Sách -  {bìa mềm) Triết luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook
Sách -  {bìa mềm) Triết luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook
1 / 1

Sách - {bìa mềm) Triết luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook

5.0
1 đánh giá
1 đã bán

TRIẾT LUẬN ĐÔNG TÂY: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger (bìa mềm) - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook “Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính (rational argument) giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính

325.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK OFFICIAL

BÌNH BÁN BOOK OFFICIAL

@binhbanbook
4.9/5

Đánh giá

6.746

Theo Dõi

4.158

Nhận xét

TRIẾT LUẬN ĐÔNG TÂY: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger (bìa mềm) - Dương Ngọc Dũng - KhaiMinhBook “Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính (rational argument) giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính trong lúc di chuyển như thế triết gia nhận ra tính hữu hạn căn bản trong tri thức nhân loại: tri thức tuyệt đối là một giấc mộng xa vời và nguy hiểm, vì nó loại trừ khả năng hoài nghi và tra vấn, dễ dẫn đến thái độ độc đoán, cực quyền, nhưng chủ nghĩa tương đối (relativism), bất chấp những ưu điểm mang tính khoan dung của nó, cũng có nguy cơ đẩy con người vào sự u mê, thụ động, chấp nhận tất cả những gì đang có sẵn, đang tồn tại, vì đã từ khước ngay từ đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý, và như thế đánh mất cả tiềm năng chuyển hóa và làm mới thực tại”. “Nếu định nghĩa triết học là những hệ thống tư duy có ngành ngọn, có truyền thống, nối tiếp nhau tranh luận vể một số chủ đề nào đó nhất định (duy tâm, duy vật, vũ trụ luận, siêu hình học, bản thể luận, lôgíc học, v.v.) mà chúng ta chứng kiến ở thế giới phương Tây như triết học Hy Lạp, triết học Kinh viện thời Trung cổ, triết học Phục Hưng, triết học Khai Sáng, cho đến triết học hiện đại, hậu hiện đại… thì quả tình là Việt Nam không có, không có tí ti gì cả. Ngay cả thuật ngữ triết học cũng là một thuật ngữ mới toanh do Nhật Bản dịch lại từ ngôn ngữ phương Tây (tetsugaku= chữ của Nishi Amane dùng để dịch chữ “philosophy” trong tiếng Anh) rồi sau đó được Trung Quốc mượn lại. Hình như cha ông chúng ta, cho dù có hấp thu triết học Trung Hoa trong một chừng mực nhất định, không hề khoái món này nên cũng không quan tâm thảo luận những vấn đề làm các triết gia phương Tây bỏ ăn bỏ ngủ để nghiên.cứu. Chẳng hạn một triết gia hiện tượng luận (phenomenologist) ở đâu bên Đức bỏ mất một tuần lễ để tự hỏi xem cái “hộp thư” (mailbox) là “cái gì”, nhưng hình như cuối cùng ông ta cũng thất bại, không biết “hộp thư” là cái gì”. “Tuy truyền thống văn hóa Việt Nam không sở hữu một hệ thống tư duy triết học theo nghĩa philosophia của Hi Lạp (vì Heidegger đã khẳng định tư duy triết học có nghĩa là song thoại với tư tưởng Hi Lạp) và Lê Quý Đôn hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, không hề suy nghĩ theo phong cách của Platon, Aristote, Kant, hay Hegel, nhưng chắc chắn Việt Nam, giống như bất kì quốc gia nào khác, cũng có truyền thống tư tưởng, được xác định thông qua các phương tiện hết sức đa dạng như văn học, thi ca, ca dao, tục ngữ, các định chế xã hội, pháp lý, và nhất là tôn giáo (Khổng, Lão, Phật)”. “Mục đích chính của việc nghiên cứu triết học lịch sử là cứu thoát não trạng thông thường của chúng ta thoát ra khỏi căn bệnh duy sử (historicism). Người mắc bệnh duy sử cho rằng có tồn tại những chân lý lịch sử hoàn toàn chính xác, khách quan, giống như những sự kiện khoa học, và bất cứ lúc nào con người cũng có thể sử dụng như những điểm qui chiếu chắc chắn trong nhận thức lịch sử. Các chân lý hay sự kiện lịch sử này, theo nhãn quan duy sử, tồn tại hoàn toàn độc lập với diễn giải của sử gia. Sử gia, theo quan điểm này, chỉ là người làm công tác phát hiện ra các sự kiện hay chân lý lịch sử mà thôi. Thật ra hầu hết các sử gia khi tiến hành công việc chuyên môn của mình cũng đều tin tưởng như vậy. Nghiên cứu triết học lịch sử chúng ta sẽ thấy rằng chân lý lịch sử không thể tách rời khỏi sự diễn giải của một sử gia hay một cộng đồng các nhà nghiên cứu lịch sử. Sử gia đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong việc kiến lập các sự kiện lịch sử”. *** TRIẾT LUẬN ĐÔNG TÂY: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger Dương Ngọc Dũng Nhà phát hành: Khai Minh Book Nhà xuất bản: Khoa học xã hội Năm phát hành: 06-2022 Bìa mềm Kích thước: 16 x 24cm Số trang: 788 Khối lượng: 1000 gr - bìa cứng *** Thông tin tác giả Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng sinh năm 1956 tại Gò Vấp (Sài Gòn) trong một gia đình đông con (mười anh chị em) và có “một tuổi thơ bị đánh cắp”… Ông tham gia giảng dạy và quản lý tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - TP. Hồ Chí Minh, giữ những vị trí quản lý cao cấp, đào tạo và tư vấn cho những tổ chức lớn trong và ngoài nước như tập đoàn Samsung, LG Vina, Tổng lãnh sự quán Mỹ, Úc, New Zealand, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng lãnh sự Singapore. Từng là người hướng dẫn trực tiếp cho Cựu Tổng thống Barack Obama khi Ngài đến thăm chùa Ngọc Hoàng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2016. Hiện nay Ông là Phó Trưởng khoa Khoa Xã hội và Nhân văn kiêm Giám đốc chương trình Triết học tại Đại học Hoa Sen. *** #MAITREYA #MARTIN_HEIDEGGER #Triết_Luận_Đông_Tây #Dương_Ngọc_Dũng # Khai_Minh

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Sản Phẩm Tương Tự