cây giống vầu ngọt lóng dài, không cành, không nhánh, thân thẳng đuột vừa thu măng, vừa làm cảnh quan cực đẹp
Vầu xếp vào loại cây lâm nghiệp ngoài gỗ. Ở tự nhiên, vầu sinh trưởng tốt trong rừng có cây gỗ ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo các khe núi, chịu bóng, ưa ẩm. Những nơi rừng thưa, nhiều ánh sáng vầu sinh trưởng kém. Tùy trạng thái rừng hỗn giao hay thuần loại
Vầu xếp vào loại cây lâm nghiệp ngoài gỗ. Ở tự nhiên, vầu sinh trưởng tốt trong rừng có cây gỗ ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo các khe núi, chịu bóng, ưa ẩm. Những nơi rừng thưa, nhiều ánh sáng vầu sinh trưởng kém. Tùy trạng thái rừng hỗn giao hay thuần loại mà mật độ vầu trên 1 ha biến động từ 1.300 đến 6.000 cây. Cây vầu thẳng và vươn cao, có cây cao tới gần 20 m, đường kính thân từ 10 - 12 cm, vách thân dày tới 1 cm. Vì vậy, bên cạnh việc chính là lấy măng, vầu còn được dùng làm vật liệu trong xây dựng, làm đũa, vót tăm, chế biến các đồ gia dụng và làm nguyên liệu để sản xuất giấy. Cây vầu chủ yếu phân bố ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó Tuyên Quang là tỉnh có nhiều vầu. Sơn Phú xã vùng cao của huyện Na Hang đã tiến hành phân 3 loại rừng, giao đất giao rừng đến từng hộ dân. Đây là điều kiện cho nhân dân trong xã phát triển vùng chuyên canh cây vầu. Hàng năm khai thác măng, các gia chủ phải chọn để lại một số mầm măng đẹp cho phát triển thành cây. Mỗi củ măng giống, chủ rừng thường cắm que để đánh dấu, tránh lấy nhầm. Vụ măng vầu khai thác từ đầu tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.